Định hướng nghề nghiệp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi sinh viên, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai và hạnh phúc của họ. Tuy nhiên, quá trình này không hề dễ dàng khi sinh viên phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Có người sẽ chọn đúng, có người sẽ chọn sai nhưng vẫn quay đầu kịp, nhưng thậm chí có người muốn thay đổi nhưng đã quá trễ để có thể làm lại từ đầu. Hiểu được những điều đó, nên viết này sẽ tập trung phân tích 4 khó khăn chính mà sinh viên thường gặp phải trong quá trình định hướng nghề nghiệp.

1. Nhận thức Về Bản Thân:
- Nhận thức chưa đúng về bản thân:
+ Đánh giá quá cao hoặc quá thấp về khả năng của bản thân.
+ Chưa hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
+ So sánh bản thân với người khác một cách tiêu cực.
- Chưa biết rõ về sở thích và giá trị:
+ Chưa biết mình thích gì và không thích gì.
+ Chưa biết điều gì quan trọng đối với bản thân trong cuộc sống và công việc.
+ Thiếu định hướng rõ ràng về mục tiêu cá nhân.
Điều này dẫn đến việc lựa chọn ngành học và nghề nghiệp dựa trên cảm xúc, trào lưu hoặc theo ý kiến của gia đình, bạn bè mà không phù hợp với năng lực và mong muốn thực sự của bản thân. Từ đó dẫn đến việc dễ chán nản, thiếu động lực để tìm ra đâu là công việc thật sự phù hợp và bỏ dở tương lai.
2. Thiếu thông tin về thị trường lao động
Sinh viên thiếu thông tin về thị trường lao động là khi:
- Sinh viên không nắm được xu hướng chung của thị trường lao động như:
- Ngành nghề nào đang là xu hướng
- Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp ra sao
- Mức lương cho từng ngành nghề.
- Thiếu thông tin về các yêu cầu cụ thể về kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm cho từng vị trí công việc.
- Không biết cách tìm kiếm thông tin uy tín về thị trường lao động, dễ dàng tin tưởng vào những thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ.
Nếu tiếp tục thiếu thông tin về thị trường lao động sinh viên sẽ không biết mình cần phải làm gì, bắt đầu từ đâu hay chọn khối ngành nghề nào vì họ thiếu đi những thông tin phổ quát nhất. Từ đó trở nên khó khăn khi ứng tuyển hoặc không thể cạnh tranh trong công việc.
3. Ảnh hưởng từ gia đình và xã hội
- Áp lực từ gia đình:
+ Mong muốn của cha mẹ: Cha mẹ thường mong muốn con cái theo đuổi những ngành nghề mà họ cho là "ổn định", "có thu nhập cao", "có địa vị xã hội cao",... mà ít quan tâm đến sở thích, năng lực và mong muốn của con.
+ So sánh với người khác: Cha mẹ có thể so sánh con cái với những người thân, bạn bè, hàng xóm,... và tạo áp lực lên con để theo đuổi những ngành nghề mà họ cho là "thành công" hơn.
+ Gánh nặng tài chính: Gia đình có hoàn cảnh khó khăn có thể khiến sinh viên phải lựa chọn những ngành học "dễ kiếm việc" để phụ giúp gia đình, thay vì theo đuổi đam mê.
- Ảnh hưởng từ xã hội:
+ Xu hướng đám đông: Sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi xu hướng "hot" của thị trường lao động và lựa chọn theo đuổi những ngành nghề "hot" mà không cân nhắc kỹ về năng lực và sở thích của bản thân.
+ Quan niệm xã hội: Một số quan niệm xã hội lỗi thời về nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến lựa chọn của sinh viên, ví dụ như: "con gái nên học sư phạm", "con trai nên học kỹ thuật",...
+ Áp lực từ bạn bè: Sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi bạn bè và lựa chọn theo đuổi những ngành nghề mà bạn bè theo học, mà không quan tâm đến sự phù hợp với bản thân.
4. Sự thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động
- Xuất hiện ngành nghề mới và thay đổi nhu cầu tuyển dụng:Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ dẫn đến sự ra đời của nhiều ngành nghề mới mà trước đây không tồn tại. Nhu cầu tuyển dụng cho các ngành nghề truyền thống có thể giảm sút trong khi nhu cầu cho các ngành nghề mới lại tăng cao. Điều này đòi hỏi sinh viên cần cập nhật liên tục thông tin về thị trường lao động để lựa chọn ngành học và nghề nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển
- Tự động hóa thay thế lao động: Sự bùng nổ của công nghệ tự động hóa dẫn đến việc nhiều công việc do con người thực hiện trước đây sẽ được thay thế bởi máy móc. Điều này ảnh hưởng đến một số ngành nghề truyền thống, đòi hỏi sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động và có khả năng cạnh tranh trong môi trường công việc mới.
- Nhu cầu về kỹ năng mềm: Nhà tuyển dụng ngày càng coi trọng các kỹ năng mềm của ứng viên bên cạnh kiến thức chuyên môn. Các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, thích nghi với thay đổi,... ngày càng trở nên quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại.
- Nhu cầu đa dạng ngoại ngữ: Giờ đây sinh viên được yêu cầu phải làm việc trong một môi trường toàn cầu hóa, phải thường xuyên giao tiếp cũng như là làm việc với các tài liệu không chỉ còn là tiếng Anh. Thế nên nếu chưa thích ứng kịp sinh viên sẽ rất dễ rơi vào bế tắc, thậm chỉ bị sa thải với các công ty.
5. Kết luận
Định hướng nghề nghiệp là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng vô cùng ý nghĩa, là bước đệm quan trọng dẫn đến cánh cửa tương lai rộng mở cho mỗi sinh viên. Tuy nhiên, trên con đường này, các bạn không tránh khỏi những khó khăn và rào cản. Những điều trên chỉ là 4 trong số rất nhiều khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Nếu vượt qua và có sự tự chủ động, nỗ lực và cân bằng giữa việc tìm hiểu bản thân, khám phá thị trường lao động và trau dồi kỹ năng cần thiết thì sinh viên có thể tìm được ngành nghề thích hợp và gặt hái những thành công.
Nguồn tham khảo:
https://vov.vn/xa-hoi/thieu-dinh-huong-nghe-nghiep-sinh-vien-de-chan-giang-duong-post1045022.vov
-----------------------------------
💙 Trung tâm Tham vấn tâm lý sinh viên VHU luôn tạo ra một không gian thảo luận tích cực và đầy ý nghĩa về sức khỏe tinh thần. Nếu bạn đang gặp khó khăn về tinh thần, đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung tâm tham vấn tâm lý VHU để được hỗ trợ cần thiết về kiến thức, kỹ năng để cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn!
💙 Sức khỏe tinh thần của bạn là rất quan trọng!!! Hãy ưu tiên chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình ngay từ ngày hôm nay!
Liên hệ:
📧 thamvantamly@vhu.edu.vn
🌐 thamvantamly.vhu.edu.vn
📞 02 873 020 333
