Công cụ trắc nghiệm tính cách DISC
Trắc nghiệm tính cách DISC là một công cụ xác định tính cách của con người thông qua hành vi của ta trong một tình huống thực tế. Điều này giúp ta có thể nắm bắt sở thích, suy nghĩ và xu hướng hành vi của mình, từ đó biết được ta thuộc nhóm tính cách nào để có thể giao tiếp linh hoạt và đạt hiệu quả.
DISC là từ viết tắt của 4 từ tiếng Anh như sau:
Dominance: Sự thống trị
Influence: Sự ảnh hưởng
Steadiness: Sự bền vững
Compliance: Sự tuân thủ
DISC được xây dựng dựa trên lý thuyết DISC của nhà tâm lý học William Moulton Marston – một luật sư và một nhà tâm lý học. Người làm bài đánh giá sẽ hoàn thành một bảng câu hỏi bao gồm từ 24 đến 28 câu. Mỗi câu hỏi bao gồm 4 tính từ được trích ra từ nghiên cứu ban đầu của Marston.
Đây là một trong số những công cụ hữu ích nhất được các công ty và các tổ chức trên thế giới sử dụng hiện nay để đánh giá tính cách ứng viên từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho từng vị trí của công ty.
4 nhóm hành vi của DISC
Nhóm người thống trị (Dominance)
Những người thuộc nhóm tính cách D thường có khả năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề và thiếu tính kiên nhẫn. Đặc biệt nổi trội ở khả năng tự giác và kiểm soát công việ. Đây là nhóm tính cách đặc trưng thường thấy ở những người lãnh đạo.
Nhóm người này có những đặc điểm nổi bật như quyết đoán, mạnh mẽ, tự tin, khả năng tập trung cao độ, thích cạnh tranh, một chút hiếu chiến, năng nổ, và họ là người quan tâm kết quả hơn quá trình.
Khi giao tiếp những người thuộc nhóm D, ta nên giải thích ngắn gọn, không lặp lại, không lòng vòng, cho họ thấy mục đích sau cùng và hướng đến các giải pháp thay vì vấn đề.
Nhóm người tạo ảnh hưởng (Influence)
Những người thuộc nhóm này thường có lợi thế về giọng nói và có khả năng thuyết phục người khác. Phong cách làm việc của họ luôn thể hiện sự hợp tác và nhiệt tình. Những người thuộc nhóm Influence thường yêu thích các hoạt động nhóm và xây dựng mối quan hệ.
Đa phần những người này thường nhiệt tình, ấm áp và vô cùng lạc quan. Tuy nhiên, họ lại có một nhược điểm đó là bốc đồng, thiếu tập trung và dễ xúc động. Họ sẽ gặp khó khăn khi phải tập trung trong thời gian dài và khi cần nói chuyện nghiêm túc để giải quyết vấn đề.
Khi giao tiếp với những người thuộc nhóm I, ta nên tập trung vào câu chuyện của họ, không làm gián đoạn mạch chuyện. Đồng thời đóng góp ý kiến cá nhân khi họ hỏi. Còn trong công việc, để cộng tác hiệu quả với người nhóm I, ta cần xây dựng được mối quan hệ tốt với họ.
Nhóm người kiên định (Steadiness)
Đặc trưng trong tính cách của nhóm S là bình tĩnh, kiên nhẫn, ổn định và chín chắn. Người thuộc nhóm này không thuộc tuýp nói nhiều nhưng luôn nói những điều rất chắc chắn và ít khi mắc sai lầm.
Họ đề cao sự hợp tác, trung thành, tin cậy và họ là người có tính bảo mật rất cao. Họ thường tìm động lực thúc đẩy từ sự hợp tác, phối hợp, và thường đưa ra những đánh giá chân thành cho bạn bè của mình. Bên cạnh đó, họ cũng rất khoan dung, chu đáo, ấm áp, tạo cảm giác thoải mái cho người đối diện.
Tuy nhiên, bởi vì tâm lý cẩn thận nên nhóm S không muốn gặp rủi ro trong bất cứ chuyện gì. Do đó có phần dè dặt khi đưa ra quyết định, tuy nhiên đây là nhóm người đáng tin cậy.
Nhóm người tuân thủ (Compliance)
Chính xác, bình tĩnh, cầu toàn, cẩn trọng chắc chắn sẽ là những từ dùng để miêu tả những người thuộc nhóm C. Đây là nhóm người luôn làm việc theo nguyên tắc và có tính cẩn trọng cao. Tất cả mọi chuyện trong công việc cũng như cuộc sống đều được sắp xếp có tính chỉn chu và logic cao.
Tuy nhiên, các cá nhân thuộc nhóm tuân thủ sẽ gặp khó khăn khi phải thỏa hiệp vì lợi ích của đội nhóm. Họ thường buông bỏ và giao lại nhiệm vụ đó cho thành viên khác hoặc họ sẽ gặp khó khăn trong tình huống phải đưa ra quyết định nhanh chóng. Với đặc trưng tính cách dè dặt và yên tĩnh, người nhóm C cần phải nỗ lực hơn để hòa nhập với các mối quan hệ xã hội.
12 nhóm tính cách DISC kết hợp bao gồm:
1. Người thách thức (DC): Những người thuộc nhóm này không thích gây rối. Họthích được thúc đẩy, thích hoàn thành công việc và rất quyết đoán. Mặc dù đôi khi họ cũng được xem là vô cảm, lãnh đạm hoặc xa cách. Đó là vì họ cảm thấy thoải mái nhất ở vị trí thống lĩnh, dẫn dắt đội nhóm hoặc là một người mang sức ảnh hưởng lớn.
2. Người chiến thắng (D): Đúng như cái tên Người chiến thắng, những người nhóm D thường là kiểu người thống trị, người đưa ra quyết định từ ban đầu, luôn tập trung và truyền cảm hứng cho mọi người. Họ có thể là một người lãnh đạo xuất sắc luôn đề cao kết quả hơn quá trình.
3. Người tìm kiếm (DI): Người tìm kiếm thường là những người tiên phong, thích tìm tòi học hỏi để đi đến thành công. Khó khăn đối với họ chỉ đơn giản là động lực để bước tiếp trên con đường sự nghiệp. Khi làm việc với những người tìm kiếm bạn sẽ luôn cảm thấy thoải mái với những ý tưởng mà họ đưa ra.
4. Người chấp nhận rủi ro (ID):Những người thuộc nhóm này luôn tràn đầy những ý tưởng mới và thích tạo ra những bước nhảy vọt táo bạo để tiến về phía trước. Họ thường sẽ tìm những cơ hội trong công việc để thử thách bản thân, đối với họ thất bại chỉ là một bước đệm cho sự thành công.
5. Người nhiệt tình (I): Đây chắc hẳn chính là mẫu người mà mọi người đều yêu thích. Họ là những người quan tâm nhiều đến cảm xúc của các mối quan hệ xung quanh họ. Làm việc với người thuộc nhóm này có thể giúp ta cảm thấy vui vẻ và tràn đầy năng lượng sau những công việc căng thẳng.
6. Người bạn (IS): Tuýp người này luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng cảm với các đồng nghiệp của mình. Sự nhiệt tình của họ thể hiện thông qua sự hỗ trợ về mặt tình cảm hoặc đôi khi là những khó khăn trong công việc của người khác. Họ tự tin, dễ gần và thường là người được các thành viên trong nhóm yêu quý.
7. Người cộng tác (SI): Người cộng tác luôn biết cách lắng nghe và chia sẻ cùng người khác. Họ chính là người kết nối mọi người lại với nhau và luôn là lựa chọn ưu tiên để đưa ra đề nghi hợp tác cùng với mọi người.
8. Người hòa giải (S): Đây là người mà ta có thể hoàn toàn tin tưởng khi chia sẻ tâm sự của bản thân. Người hòa giải thường có khả năng giao tiếp tốt và biết cách hòa giải các mâu thuẫn giữa các thành viên rong nhóm.
9. Kỹ thuật viên (SC): Đây là nhóm người rất logic và thường đảm nhiệm vị trí quan trọng trong công việc.
10. Người làm nền tảng (CS): Đây chính là tuýp người đáng tin cậy. Họ là người có thể tránh được xung đột nhưng luôn thực hiện theo nguyên tắc không và bao giờ trốn tránh trách nhiệm của mình.
11. Nhà phân tích (C): Nhà phân tích luôn chú ý đến những chi tiết nhỏ và có thể dành toàn bộ thời gian của họ để phân tích khám phá ra một điều gì đó. Họ rất logic nhưng lại có phần kém hơn về mặt giao tiếp.
12. Người cầu toàn (CD): Đúng với cái tên người cầu toàn, họ là những người quan tâm đến kết quả hơn tất cả, luôn quyết đoán và đưa ra ý kiến của mình một cách chính xác và nhanh chóng. Người cầu toàn có định hướng khá chi tiết và cầu toàn trong công việc, xem thành công như một chân lý để họ bước tiếp.
Ứng dụng của DISC trong công việc và cuộc sống
Mỗi nhóm tính cách lại mang trong mình một điểm mạnh, điểm yếu, do đó nó ảnh hưởng đến cách làm việc, ứng xử và hợp tác của chúng ta với các mối quan hệ xung quanh. Dưới đây là một vài lời khuyên trong khi làm việc với từng nhóm tính cách:
Người nhóm D phù hợp với các vị trí lãnh đạo hoặc trưởng nhóm, nếu là nhân viên sẽ phù hợp với bộ phận bán hàng của công ty.
Người nhóm I phù hợp với các vị trí đòi hỏi sự sáng tạo nên hợp với phòng ban Marketing hoặc truyền thông, sự kiện.
Người nhóm S phù hợp phòng ban Nhân sự khi người nhóm này rất điềm đạm, hòa đồng và dễ được nhiều người yêu quý, tôn trọng.
Người nhóm C phù hợp các công việc kỹ thuật như phòng IT, phòng phân tích dữ liệu.
Trong quản lý và phát triển năng lực cá nhân
DISC là một công cụ vô cùng tốt để ta có thể xác định, định hướng và phát triển bản thân mình. Khi thực hiện bài test ta sẽ biết được mình thuộc nhóm tính cách nào, từ đó xác định điểm mạnh điểm yếu cho bản thân. Chúng là công cụ có thể giúp ta khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh của mình, từ đó phát triển năng lực bản thân một cách tốt nhất.
Dưới đây là điểm yếu của 4 nhóm tính cách mà ta có thể tham khảo:
Nhóm D:
Thiếu sự quan tâm đến những người xung quanh
Khó lắng nghe ý kiến của người khác
Thiếu kiên nhẫn
Tâm lý ganh đua
Nhóm I:
Nói nhiều, lan man
Bốc đồng, dễ tạo ra xích mích
Ra quyết định dựa trên cảm xúc
Thiếu sự quan tâm đến kết quả công việc
Thiếu tổ chức
Nhóm C:
Nhạy cảm với những lời chỉ trích
Khó khăn trong việc thiết lập sự ưu tiên
Thiếu quyết đoán, không có tầm nhìn xa
Sợ thay đổi
Mất nhiều thời gian để thích nghi với môi trường mới
Nhóm S:
Khó khăn trong giao tiếp, diễn đạt
Khó khăn trong việc ra quyết định
Khó khăn khi tiếp xúc với đám đông
Để có thể giao tiếp với các nhóm một cách có hiệu quả, ta có thể tham khảo một số phương pháp sau:
Giao tiếp với nhóm D:
Đừng lan man hoặc lãng phí thời gian của họ.
Hãy rõ ràng, cụ thể và đi thẳng vào vấn đề.
Đừng cố gắng xây dựng các mối quan hệ cá nhân hoặc nói chuyện phiếm.
Trình bày vấn đề một cách logic.
Lập kế hoạch khi làm việc với họ.
Giao tiếp với nhóm I:
Nói và hỏi về ý tưởng và mục tiêu của họ.
Hỗ trợ các mục tiêu và ý tưởng của họ.
Giúp họ trở nên có tổ chức và chi tiết trong các văn bản.
Đừng bắt họ lựa chọn.
Giao tiếp với nhóm C:
Thể hiện sự quan tâm đối với họ.
Đừng buộc họ phải trả lời nhanh.
Đặt câu hỏi cụ thể (Làm thế nào?)
Giao tiếp với nhóm S
Hãy thẳng thắn.
Cung cấp cho họ thông tin và thời gian họ cần để đưa ra quyết định.
Đừng quá trịnh trọng, sơ sài, hoặc quá cá nhân..
Đừng buộc họ đưa ra một quyết định nhanh chóng.
Hãy rõ ràng về sự kỳ vọng và deadline trong công việc.