Mô hình năm nét tính cách (Big5)

line
27 tháng 05 năm 2024

Đã bao giờ các VHUers tự hỏi rằng “Tại sao một số người dễ dàng thích nghi với môi trường học tập, trong khi người khác lại cảm thấy căng thẳng và khó khăn? Điều gì tạo nên sự khác biệt này?”. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về mô hình Big 5 để có một cách nhìn nhận và tiếp cận toàn diện hơn đối với tính cách con người. Từ đó giúp sinh viên chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân trong công việc - cuộc sống và tương tác xã hội một cách hiệu quả. 


  1. Big 5 là gì? 

Big Five là một mô hình tính cách phổ biến và được công nhận rộng rãi trong nghiên cứu tâm lý học. Nhằm giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn về bản thân và người khác để đánh giá đúng những điểm mạnh yếu. Từ đó mọi người có thể chọn được công việc phù hợp. Đồng thời điều đó cũng vô cùng cần thiết cho công tác quản trị để có thể tuyển dụng những nhân viên có những đặc trưng phù hợp cho từng vị trí công việc. 

Mô hình này gồm 5 yếu tố cơ bản (viết tắt theo chữ các chữ cái đầu là OCEAN), bao gồm:  

- O đại diện cho Openness (Sự cởi mở) 

- C đại diện cho Coscientiouness (Sự tận tâm) 

- E đại diện cho Extraversion (Sự hướng ngoại) 

- A đại diện cho Agreeableness (Sự dễ chịu) 

- N đại diện cho Neuroticism (Sự nhạy cảm) 


2. Đánh giá xu hướng tính cách dựa trên Big5: 

Openness (Sự cởi mở) 

Người có đặc điểm này thường mạnh về trí tưởng tượng và có sự hiểu biết sâu sắc nhất trong số năm đặc điểm tính cách. Những người có tính cởi mở cao thường có nhiều mối quan tâm. Họ tò mò về thế giới và những người khác, đồng thời háo hức học hỏi những điều mới và tận hưởng những trải nghiệm mới. Những người có đặc điểm chỉ số cởi mở cao sẽ có những khác biệt với người có chỉ số này thấp như: 

- Chỉ số cởi mở cao: 

+ Rất sáng tạo 

+ Cởi mở để thử những điều mới 

+ Tập trung giải quyết những thách thức mới 

- Chỉ số cởi mở thấp: 

+ Không thích thay đổi 

+ Không thích những điều mới 

+ Chống lại những ý tưởng mới 

Coscientiouness (Sự tận tâm) 

Sự tận tâm được xác định bởi mức độ chu đáo cao, kiểm soát xung động tốt và các hành vi nhằm hướng tới mục tiêu. Những người có sự tận tâm nhiều có xu hướng ngăn nắp và lưu tâm đến từng chi tiết. Họ lên kế hoạch trước, suy nghĩ hành động của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào và chú ý từ đầu cho đến phút chót. Những người có đặc điểm chỉ số tận tâm cao sẽ có những khác biệt với người có chỉ số này thấp như: 

- Chỉ số tận tâm cao: 

+ Luôn trích thời gian để chuẩn bị trước 

+ Hoàn thành sớm những nhiệm vụ quan trọng 

+ Chú ý đến chi tiết 

- Chỉ số tận tâm thấp 

+ Không thích chuẩn bị và sắp xếp lịch trình 

+ Bừa bộn và không quan tâm đến mọi thứ 

+ Không sắp lại đồ đạc hoặc đặt chúng trở lại đúng chỗ 

Extraversion (Sự hướng ngoại) 

Hướng ngoại là một đặc điểm tính cách được đặc trưng bởi tính dễ bị kích động, hòa đồng, nói nhiều, quyết đoán và khả năng biểu đạt cảm xúc cao. Những người có tính hướng ngoại cao là người có xu hướng lấy năng lượng trong các tình huống xã hội. Những người có ít đặc điểm tính cách này hoặc sống nội tâm có xu hướng dè dặt hơn.  Những người có đặc điểm chỉ số hướng ngoại cao sẽ có những khác biệt với người có chỉ số này thấp như: 

- Chỉ số hướng ngoại cao: 

+ Thích trở thành trung tâm của sự chú ý 

+ Thích bắt đầu cuộc trò chuyện 

+ Có mối quan hệ xã hội rộng rãi với bạn bè và người quen 

- Chỉ số hướng ngoại thấp: 

+ Không thích trở thành trung tâm của sự chú ý 

+ Thích sự cô độc 

+ Cảm thấy kiệt sức khi phải giao tiếp nhiều 

Agreeableness (Sự dễ chịu) 

Đặc trưng tính cách này bao gồm các đặc điểm như sự tin tưởng, lòng vị tha, lòng tốt, tình cảm và các hành vi thân thiện xã hội khác. Những người có tính dễ chịu cao có xu hướng hợp tác hơn, trong khi những người có đặc điểm tính cách ít này có xu hướng cạnh tranh hơn và đôi khi thậm chí lôi kéo, thao túng người khác. Những người có đặc điểm chỉ số dễ chịu cao sẽ có những khác biệt với người có chỉ số này thấp như: 

- Chỉ số dễ chịu cao: 

+ Có rất nhiều sự quan tâm đến người khác 

+ Thích giúp đỡ và đóng góp vào hạnh phúc của người khác  

+ Hỗ trợ những người khác đang cần giúp đỡ 

- Chỉ số dễ chịu thấp:  

+ Ít quan tâm đến người khác 

+ Xúc phạm và coi thường người khác 

+ Thao túng người khác để đạt được điều họ muốn 

Neuroticism (Sự nhạy cảm) 

Sự nhạy cảm là một đặc điểm tính cách được đặc trưng bởi sự buồn bã, ủ rũ và bất ổn về cảm xúc.  Những người nhạy cảm nhiều có xu hướng thay đổi tâm trạng, lo lắng, cáu kỉnh và buồn bã. Những người có đặc điểm tính cách này ít thường có xu hướng kiên cường và ổn định hơn về mặt cảm xúc Những người có đặc điểm chỉ số dễ chịu cao sẽ có những khác biệt với người có chỉ số này thấp như: 

- Chỉ số nhạy cảm cao: 

+ Thường trải qua nhiều căng thẳng 

+ Thường có dễ thay đổi nhiều trong tâm trạng 

+ Luôn phải nỗ lực hồi phục sau những biến cố căng thẳng

- Chỉ số nhạy cảm thấp: 

+ Ổn định về mặt cảm xúc 

+ Không lo lắng nhiều 

+ Rất thư giãn 

Kết lại, VHUers đã tìm hiểu về mô hình 5 đặc trưng tính cách Big5. Hi vọng với những kiến thức vừa rồi  các bạn sẽ có những góc nhìn khái quát hơn về đặc trưng của bản thân cũng như là những người xung quanh, từ đó phát triển hơn trong công việc và cuộc sống. 

Nguồn tham khảo: 
https://www.verywellmind.com/the-big-five-personality-dimensions-2795422#toc-factors-influencing-personality-traits   

----------------------------------- 

💙 Trung tâm Tham vấn tâm lý sinh viên VHU luôn tạo ra một không gian thảo luận tích cực và đầy ý nghĩa về sức khỏe tinh thần. Nếu bạn đang gặp khó khăn về tinh thần, đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung tâm tham vấn tâm lý VHU để được hỗ trợ cần thiết về kiến thức, kỹ năng để cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn! 
💙 Sức khỏe tinh thần của bạn là rất quan trọng!!! Hãy ưu tiên chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình ngay từ ngày hôm nay! 
 
Liên hệ: 
📧 thamvantamly@vhu.edu.vn 
🌐 thamvantamly.vhu.edu.vn 
📞 02 873 020 333 
 

Các tin liên quan